Độc đáo những chiếc váy cô dâu Dao đỏ giá bạc triệu
Thử thách trong chương trình On Trending luôn là phần được khán giả yêu thích. Trong số lần này, Thảo Trang khiến mọi người bất ngờ khi sẵn sàng thực hiện thử thách vừa hát vừa hít đất. Trái ngược với sự tự tin của đàn chị thì MisThy lại vô cùng lo lắng vì phải hát live bài Trúc xinh ngay trên sóng livestream. Để thưởng thức những màn tấu hài cũng như tâm sự chân tình của các Chị đẹp đạp gió 2024, mời quý khán giả theo dõi chương trình On Trending tại các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.Thừa Thiên - Huế: Sau lốc xoáy, bộ đội không để dân phải ‘màn trời chiếu đất’
Tờ Khmer Times hôm nay 17.1 dẫn thông báo từ CMAC cho hay hai người rà phá bom mìn, Pov Nepin và Oeun Chandara, đã tử nạn khi đang rà phá một bãi mìn rộng hơn 82.500 m2. Bãi mìn này được phân loại là bãi mìn đường bộ cũ và những quả mìn còn sót lại ở đó là do lực lượng Pol Pot đặt trong giai đoạn từ năm 1982-1989, theo Khmer Times.Bãi mìn nói trên là một phần trong kế hoạch rà phá bom mìn năm 2024 của tổ chức rà phá bom mìn HALO Trust. CMAC đã tiếp quản việc rà phá theo dự án do Đức tài trợ này cho năm 2025.Ông Lý Thuch, Phó chủ tịch thứ nhất của Cơ quan Hành động Bom mìn và Hỗ trợ Nạn nhân Campuchia (CMAA) hôm 16.1 đã vô cùng thương tiếc về "sự mất mát của những người lính rà phá bom mìn dũng cảm đã hy sinh tính mạng của mình trong lúc làm việc để đảm bảo đất đai an toàn cho người dân".Ông Thuch nhấn mạnh: "Trước sự mất mát thương tâm này, chúng ta phải tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn cho tất cả những người rà phá bom mìn". Ông cho biết thêm CMAA sẽ tìm ra nguyên nhân vụ nổ mìn.Cũng theo ông Thuch, CMAA sẽ hỗ trợ gia đình của cả hai người đàn ông tử nạn nói trên tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo và lưu ý rằng Hội Chữ thập đỏ Campuchia cũng như các tổ chức khác sẽ viện trợ.Từ năm 1997-2024, tổng cộng có 156 nhân viên rà phá bom mìn đã thiệt mạng hoặc bị thương, trong đó có 31 trường hợp tử vong và 125 trường hợp bị thương dẫn đến tàn tật, theo Khmer Times.Tại một hội nghị chống bom mìn được tổ chức tại thành phố Siem Riep vào tháng 11.2024, Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho hay kể từ năm 1992, Campuchia đã rà phá hơn 3.000 km2 đất có bom mìn, phá hủy hơn một triệu quả mìn và ba triệu vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ông cho biết thêm cần phải rà phá thêm hơn 1.600 km2 đất bị ô nhiễm nên còn khoảng một triệu người Campuchia bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, theo AFP.
Nắng nóng gay gắt đến 38 độ C tiếp tục trên diện rộng
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Đối với những người muốn tỉnh táo và đầy năng lượng cho buổi sáng, trà xanh là một lựa chọn phù hợp nhờ hàm lượng caffeine cao. Tuy nhiên, đây không phải là loại trà tốt nhất để uống trước khi đi ngủ.Trái lại, trà hương thảo hay trà gừng có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trước giờ đi ngủ, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ một số thông tin cần biết về thời điểm uống trà tốt nhất.Trà xanh là loại trà rất giàu chất chống oxy hóa, nhất là polyphenol, một hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào. Ngoài ra, catechin trong trà xanh giúp tăng cường chức năng nhận thức, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống ung thư và điều hòa lượng đường trong máu.Tuy nhiên, caffeine trong trà xanh có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng và khó chịu. Việc uống trà xanh kèm theo bữa ăn là cách tốt nhất để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn này.Trà hương thảo được xem là lựa phù hợp trước giờ đi ngủ. Loại trà thảo mộc này không chứa caffeine, vì vậy bạn có thể uống cả ngày. Trà hương thảo còn giúp giảm lo lắng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng gan. Trà gừng: Ngoài những loại trà phù hợp cho buổi sáng hoặc buổi tối, trà gừng có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Loại trà này giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng cường chức năng của dạ dày, giảm nguy cơ ợ nóng và đầy hơi. Trà gừng đặc biệt có lợi đối với những người bị buồn nôn, viêm nhiễm hoặc khó chịu do các vấn đề về tiêu hóa.Trà hoa dâm bụt: Đây cũng là một loại trà không chứa caffeine, phù hợp để uống suốt cả ngày. Trà hoa dâm bụt thường được sử dụng như một thức uống giải nhiệt trong thời tiết nóng bức. Uống trà hoa dâm bụt sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng lợi tiểu, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, trà hoa dâm bụt có thể hỗ trợ giảm huyết áp, bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.Trà bồ công anh: Loại trà này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, kali, sắt và kẽm. Trà bồ công anh giúp hỗ trợ chức năng gan, giảm cholesterol và triglyceride, điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, do tác dụng lợi tiểu, bạn không nên uống trà bồ công anh trước khi đi ngủ.Đối với tiêu hóa: Việc uống trà, đặc biệt là trà gừng, trước bữa ăn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ ợ nóng cũng như các vấn đề dạ dày. Ngoài ra, khi uống trà trong bữa ăn, bạn cũng có thể nhận được những hiệu quả tương tự.Đối với việc giảm cân: Việc uống trà vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ việc giảm cân. Trà xanh sẽ mang lại hiệu quả nhất khi được tiêu thụ trước khi tập thể dục.Đối với giấc ngủ: Thói quen uống trà không có caffeine như trà thảo mộc khoảng một 1 trước khi đi ngủ có thể giúp xoa dịu tâm trí nhờ vào khả năng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số hợp chất trong trà còn giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Nhân loại sau 3 năm đại dịch Covid-19
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.